Hotline: 0901 30 20 30

Giỏ hàng (0)

Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Phân tần loa là gì? Ý NGHĨA và phân loại các phân tần loa

Phân tần loa là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực thiết bị âm thanh, thường được nhắc đến khi nói về loa hoặc các dàn âm thanh. Vậy phân tần loa là gì? Vai trò là gì và có bao nhiêu loại? Hãy Trường Thịnh cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phân tần loa là gì? 

Khái niệm phân tần loa là gì? Phân tần loa (hay còn gọi là mạch phân tần loa) là một mạch điện tử được tạo nên từ các linh kiện như điện trở, tụ điện và cuộn cảm. Chức năng chính của bộ phân tần loa là chia tần số âm thanh và phân phối đến các loa phù hợp như loa bass, loa trung và loa treble, giúp mang lại âm thanh chất lượng tốt nhất cho người dùng.

Khái niệm phân tần loa là gì

Khái niệm phân tần loa là gì

Loa Electro Voice ZLX-12P-G2 thích hợp cho các ứng dụng âm thanh chuyên nghiệp với tính di động cao như loa sân khấu hội trường, loa hát karaoke, loa kiểm âm đặt sàn sân khấu,… Liên hệ ngay 0901 30 20 30 – 090 85 85 377 để có giá tốt nhất.

2. Nguyên lý hoạt động của phân tần loa

Nguyên lý hoạt động của mạch phân tần loa phụ thuộc vào các linh kiện chính trong bảng mạch như điện trở, cuộn cảm và tụ điện. Mỗi linh kiện đảm nhận một vai trò quan trọng, góp phần giúp hệ thống loa hoạt động hiệu quả và bền bỉ.

2.1 Điện trở

Điện trở đóng vai trò quan trọng trong loa treble, giúp giảm cường độ dòng điện đi qua và bảo vệ loa khỏi nguy cơ cháy nổ khi hoạt động ở công suất lớn, cụ thể:

  • Loa treble thường hoạt động ở tần số cao, cuộn dây điện từ của loa treble thường được cuốn nhiều lớp với kích thước rất nhỏ.
  • khả năng chịu tải của loa treble thấp (do cuộn dây làm từ đồng kích thước nhỏ), điện trở giúp kiểm soát dòng điện, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và đảm bảo hiệu suất ổn định.
Điện trở

Điện trở

2.2 Cuộn cảm

Cuộn cảm là linh kiện không thể thiếu trong mạch phân tần. Nhiệm vụ chính của cuộn cảm là chặn các tần số âm thanh cao, chỉ cho các tần số thấp đi qua, giúp loa bass hoạt động hiệu quả.

Nếu loa bass có công suất lớn, cuộn cảm cần có kích thước đủ lớn để tránh hiện tượng quá tải, hạn chế rủi ro cháy nổ và đảm bảo âm thanh phát ra mượt mà.

Cuộn cảm

Cuộn cảm

2.3 Tụ điện

Tụ điện trong mạch phân tần đóng vai trò ngăn chặn tần số âm thanh thấp, cho phép các tần số cao đi qua để loa treble phát ra âm thanh sắc nét hơn.

Âm tần thấp thường mang nhiều năng lượng, dễ gây hỏng hoặc cháy loa treble. Tụ điện giúp bảo vệ loa treble bằng cách chỉ truyền tải âm tần cao phù hợp với khả năng hoạt động của nó.

Tụ điện

Tụ điện

Loa ZLX-8P-G2 với thiết kế gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp lắp đặt cố định dự án và có thể dùng di động phục vụ nhu cầu giải trí cá nhân hoặc nhóm gia đình & bạn bè. Liên hệ cho Trường Thịnh để được tư vấn chi tiết sản phẩm

3. Có bao nhiêu loại phân tần loa?

Phân tần loa là thành phần quan trọng được sử dụng trong nhiều loại loa khác nhau như loa 2, 3, 4, 5 đường tiếng, hay các loa chuyên biệt như treble, mid, bass. Ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ loa, phân tần còn đóng vai trò đặc biệt, được thiết kế sao cho phù hợp với cấu tạo và đặc điểm của từng loại loa. Do đó, các loại phân tần loa được chia ra như sau:

3.1 Phân tần loa 2 đường tiếng

Loại phân tần này chia âm thanh thành 2 dải tần riêng biệt:

  • Dải bass: dành cho âm trầm.
  • Dải treble: dành cho âm cao.

Phân tần loa 2 đường tiếng phù hợp với các hệ thống loa đơn giản, đảm bảo chất lượng âm thanh cơ bản.

3.2 Phân tần loa 3 đường tiếng

Phân tần này chia âm thanh thành 3 dải tần để truyền đến 3 hoặc 5 loa con:

  • Dải bass: xử lý âm trầm.
  • Dải mid: xử lý âm trung.
  • Dải treble: xử lý âm cao.

Thiết kế này của phân tần loa 3 đường tiếng cho phép tái tạo âm thanh rõ ràng và chi tiết hơn, phù hợp với các hệ thống âm thanh cao cấp hơn.

Phân tần loa 4 đường tiếng

Phân tần này phân chia âm thanh thành 4 dải tần, truyền tải đến 4 loa con hoặc hơn:

  • Dải bass: âm trầm mạnh mẽ.
  • Dải mid-low: âm trung trầm.
  • Dải mid-high: âm trung cao.
  • Dải treble: âm cao sắc nét.

Phân tần loa 4 đường tiếng thường xuất hiện trong các hệ thống loa chuyên nghiệp với yêu cầu âm thanh chi tiết.

Phân tần loa 5 đường tiếng

Đây là hệ thống phân tần phức tạp nhất, chia âm thanh thành 5 dải tần chi tiết:

  • Dải sub-bass: âm trầm sâu nhất.
  • Dải bass: âm trầm.
  • Dải mid-low: âm trung trầm.
  • Dải mid-high: âm trung cao.
  • Dải treble: âm cao.

Mỗi dải tần được truyền đến loa tương ứng, giúp tái tạo âm thanh chân thực và hoàn hảo, lý tưởng cho các dàn âm thanh cao cấp và chuyên nghiệp.

Có bao nhiêu loại phân tần loa

Có bao nhiêu loại phân tần loa

Loa ZLX-15P-G2 là lựa chọn hàng đầu cho dàn karaoke gia đình nhờ công suất lên đến 1000W, công nghệ DSP cho âm thanh sắc nét ở mọi mức âm lượng và góc phủ sóng rộng phân tán chất âm uy lực đều khắp không gian. Liên hệ ngay 0901 30 20 30 – 090 85 85 377 để có giá tốt nhất.

4. Tác dụng của phân tần loa là gì?

Phân tần mạch loa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống âm thanh, bởi phân tần được thiết kế riêng để phù hợp với từng loại loa. Lý do là mỗi loa có cấu tạo, tần số hoạt động, kích thước, chất liệu và thương hiệu khác nhau. Dưới đây là những lý do nên sử dụng phân tần mạch loa:

4.1 Bảo vệ loa và kéo dài tuổi thọ

Phân tần mạch giúp bảo vệ loa khỏi nguy cơ quá tải hoặc cháy nổ, đặc biệt là ở những loại loa như treble – vốn dễ bị hư hỏng khi xử lý tần số thấp. Nhờ có phân tần, loa hoạt động đúng chức năng được thiết kế, giảm rủi ro hỏng hóc và tăng tuổi thọ cho thiết bị.

Nếu không trang bị phân tần, loa có thể bị tổn hại nghiêm trọng khi vận hành ở công suất cao hoặc phát âm thanh sai dải tần, làm giảm hiệu quả sử dụng.

Tác dụng của phân tần loa là gì

Tác dụng của phân tần loa là gì

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh hội nghị chuyên nghiệp cho phòng họp, công ty, trường học, bệnh viện, hội trường,…vui lòng liên hệ hotline 0901 3020 30 để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất!

4.2 Cải thiện chất lượng âm thanh

Phân tần mạch giúp chia dải tần số âm thanh thành từng phần riêng biệt, phù hợp với từng loa con như bass, mid hoặc treble. Điều này đảm bảo âm thanh phát ra chính xác, không bị méo tiếng hay lẫn lộn.

Sự đồng bộ giữa phân tần mạch và loa là yếu tố then chốt để tạo ra chất âm hay nhất. Nếu không đồng bộ, dải âm sẽ dễ bị lệch pha, khiến âm thanh phát ra kém tự nhiên và ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe.

Trường Thịnh chuyên lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường chất lượng cao cho công ty, doanh nghiệp, nhà hàng khách sạn, trường học, bệnh viện,… Vui lòng liên hệ theo công ty Trường Thịnh để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất!

5. Các câu hỏi liên quan

5.1 Tại sao phải phân tần cho loa?

Phân tần cho loa là cần thiết vì một loa đơn không thể tái tạo hết dải tần âm thanh từ 20Hz đến 20kHz mà tai người nghe được. Phân tần giúp chia tín hiệu âm thanh thành các dải tần số (bass, mid, treble) và phân phối chúng đến từng loại loa (loa bass, loa mid, loa treble) phù hợp. Điều này đảm bảo mỗi loa chỉ xử lý dải tần tối ưu của mình, giảm méo tiếng, tăng hiệu suất và cải thiện chất lượng âm thanh tổng thể.

Trường Thịnh tự hào cung cấp hệ thống âm thanh thông báo tại trường học, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện. văn phòng, nhà máy, siêu thị, nhà ga, bến tàu, trung tâm thương mai. Liên hệ ngay 0901 30 20 30 – 090 85 85 377 để được tư vấn giải pháp âm thanh thông báo phù hợp nhất!

5.2 Ký hiệu HF là gì trên phân tần loa?

Ký hiệu HF trên phân tần loa là viết tắt của High Frequency, tức là dải tần cao. Đây là phần tín hiệu âm thanh dành cho loa treble, chịu trách nhiệm tái tạo các âm thanh cao như tiếng cymbal, tiếng sáo hoặc các chi tiết sắc nét trong bản nhạc.

Bạn có thể đọc thêm bài Tần số âm thanh hz là gì? ỨNG DỤNG trong lĩnh vực âm thanh để hiểu thêm về các dải tần số phổ biến hiện nay. 

5.3 Ký hiệu LF là gì trên phân tần loa?

Ký hiệu LF trên phân tần loa là viết tắt của Low Frequency, tức là dải tần thấp. Đây là phần tín hiệu âm thanh dành cho loa bass, chịu trách nhiệm tái tạo các âm trầm như tiếng trống, tiếng bass guitar hoặc các âm thanh có tần số thấp trong bản nhạc.

5.3 Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Nếu bạn đang có ý định tự ráp loa bằng cách mua thùng loa, bass, tweeter và phân tần rời, hãy cân nhắc kỹ. Mặc dù cách làm này có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu, nhưng kết quả thường không như mong đợi và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Những vấn đề có thể gặp phải:

  • Chất lượng âm thanh không đạt yêu cầu: Việc tự lắp ráp không đảm bảo sự đồng bộ giữa các linh kiện, đặc biệt là phân tần. Điều này có thể làm âm thanh bị méo tiếng hoặc không phát huy hết tiềm năng của loa.
  • Giá trị bán lại thấp: Một bộ loa tự ráp thường khó đạt chuẩn kỹ thuật và thẩm mỹ như loa chính hãng, dẫn đến giá trị bán lại rất thấp hoặc khó bán khi không còn nhu cầu sử dụng.
  • Lợi bất cập hại: Số tiền tiết kiệm được ban đầu có thể không bù đắp được chi phí sửa chữa hoặc nâng cấp sau này nếu hệ thống hoạt động không như mong muốn.

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Nếu bạn muốn tự ráp loa, hãy tập trung chọn bass, tweeter và thùng loa phù hợp. Tuy nhiên, không nên tự mua bộ phân tần rời. Thay vào đó, hãy nhờ các đơn vị chuyên nghiệp thiết kế và lắp đặt bộ phân tần phù hợp với hệ thống của bạn.
  • Việc sử dụng dịch vụ của các chuyên gia sẽ giúp đảm bảo chất lượng âm thanh tối ưu và tránh những rủi ro không đáng có. Mặc dù chi phí có thể cao hơn một chút, nhưng kết quả sẽ xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.
Có nên mua phân tần về ráp loa không

Có nên mua phân tần về ráp loa không

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phân tần loa là gì và cách mạch phân tần hoạt động, từ đó dễ dàng lựa chọn những mẫu loa phù hợp, chất lượng cho nhu cầu của mình. Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0901 3020 30 hoặc ghé thăm các showroom của Trường Thịnh để trải nghiệm trực tiếp nhiều mẫu loa và thiết bị âm thanh chính hãng nhé!

7. Trường Thịnh – Công ty tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt nhiều dự án âm thanh ánh sáng

Trường Thịnh với hơn 20 năm trong lĩnh vực âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp cùng với đội ngũ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm được đào tạo bài bản từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Chúng tôi đã tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt nhiều dự án âm thanh ánh sáng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước, ủy ban nhân dân, trung tâm văn hóa, trường học… trên toàn quốc góp phần nâng tầm hình ảnh của các cơ quan và doanh nghiệp.

Công ty Trường Thịnh

Trường Thịnh – Công ty tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt nhiều dự án âm thanh ánh sáng

Ngoài ra, Trường Thịnh còn có dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp: Cho thuê thiết bị, thi công lắp đặt và kỹ thuật vận hành hệ thống âm thanh ánh sáng. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, Trường Thịnh cam kết luôn mang đến những giải pháp âm thanh ánh sáng chất lượng cao, đảm bảo kỹ thuật, tối ưu chi phí và đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng.

Trường Thịnh nhà phân phối chính hãng của nhiều thương hiệu âm thanh ánh sáng nổi tiếng thế giới như Bosch, Electro-Voice, Honeywell, Dynacord, ITC, Yamaha, Light Sky, PixeLab, Shure, Sennheiser… không chỉ đa dạng mẫu mã sản phẩm mà còn giá tốt nhất trên thị trường và đầy đủ CO-CQ. Hãy để Trường Thịnh mang lại những giải pháp âm thanh ánh sáng tốt nhất và tối ưu nhất cho cơ quan, doanh nghiệp của bạn.

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG THỊNH

  • Website: https://truongthinhcompany.vn/
  • Hotline: 0901 30 20 30 – 090 85 85 377
  • Trụ sở chính: 580 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP. HCM
  • Văn phòng đại diện: 226 Vạn Phúc, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Bài viết liên quan : 

Loa subwoofer là gì? PHÂN LOẠI và cách hoạt động loa sub

Echo là gì? CÔNG DỤNG và cách chỉnh echo đơn giản tại nhà

SPL là gì? Ý NGHĨA của cường độ âm SPL trong âm thanh

Loa Line Array là gì? TỔNG HỢP thông tin về loa Line Array

Âm thanh Mono là gì? ĐÁNH GIÁ âm thanh Mono và Stereo

Trường Thịnh Company
7 Tháng 12, 2024