Hotline: 0901 30 20 30

Giỏ hàng (0)

Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Tần số âm thanh hz là gì? ỨNG DỤNG trong lĩnh vực âm thanh

Bạn có biết rằng chất lượng âm thanh từ các thiết bị như loa, amply hay mixer phụ thuộc rất nhiều vào dải tần số mà chúng có thể xử lý và tái tạo. Vậy tần số âm thanh hz là gì và ứng dụng của nó trong thực tế như thế nào? Hãy cùng Trường Thịnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Tần số âm thanh hz là gì?

Tần số âm thanh hz là gì? Tần số âm thanh là số lần dao động của sóng âm trong một giây. Đơn vị đo của tần số âm thanh là hertz (hz). 1 hz tương đương với 1 dao động trong 1 giây. Hiểu đơn giản, tần số âm thanh hz cao hơn có nghĩa là âm thanh phát ra có cao độ cao hơn. Khi tần số dao động cao, âm thanh sẽ trở nên bổng và ngược lại, khi tần số thấp thì âm thanh trở nên trầm.

tan-so-am-thanh-hz-la-gi

Tần số âm thanh là số lần dao động của sóng âm trong một giây

Công ty Trường Thịnh hiện đang kinh doanh loa  ZLX-8P-G2 với dải tần số 50 Hz đến 20 kHz giúp tái hiện đầy đủ các âm trầm đến cao, mang đến trải nghiệm nghe nhạc chất lượng nhất.

2. Âm thanh có tần số hz bao nhiêu là nghe được?

2.1 Tần số âm thanh con người nghe được

Tần số âm thanh nghe được của con người nằm trong khoảng từ 20hz đến 20.000hz. Âm thanh dưới 20hz được gọi là siêu âm, và âm thanh trên 20.000hz được gọi là siêu thanh. Một số loài động vật, như voi, có thể nghe được các tần số siêu âm này. Và dải tần số 20hz đến 20.000hz cũng là dải tần số âm thanh hz được đo lường nhiều nhất trong các ứng dụng hiện nay.

tan-so-am-thanh-con-nguoi-nghe-duoc

Tần số âm thanh nghe được của con người nằm trong khoảng từ 20hz đến 20.000hz

2.2 Bảng tần số âm thanh hz con người nghe được

Tần số âm thanh (hz) Quãng tám Mô tả
16 – 32 hz Thứ nhất Dải tần này nằm dưới ngưỡng nghe của con người. Nốt thấp nhất ở dải tần này thường được chơi trên đàn đại phong cầm. Âm thanh ở đây rất sâu và trầm, thường không thể nghe thấy bằng tai người mà cảm nhận được qua rung động.
32 – 512 hz Thứ 2 – 5 Xuất hiện ở giọng nam trầm nhất. Dải tần này bao gồm những âm thanh trầm, mạnh mẽ. Các nhạc cụ như đàn piano và guitar bass có thể tạo ra âm thanh trong dải này. Nó thường được sử dụng để tạo nên nền tảng âm nhạc, tạo cảm giác ấm áp và đầy đặn.
512 – 2048 hz Thứ 6 – 7 Đây là ngưỡng giọng nói của con người. Âm thanh ở đây bao gồm giọng nói và nhiều nhạc cụ giai điệu trung bình như violin, guitar và các nhạc cụ bộ dây khác. Đây là dải tần tai người nhạy cảm nhất, dễ dàng nghe rõ và phân biệt các âm thanh khác nhau.
2048 – 8192 hz Thứ 8 – 9 Giọng nữ cao. Dải tần này chứa các âm thanh cao, rõ ràng và sáng. Các nhạc cụ như sáo, kèn và các giọng ca nữ soprano thường phát ra âm thanh trong khoảng này. Âm thanh ở đây thường được dùng để thêm sự sáng sủa và chi tiết cho bản nhạc.
8192 – 16384 hz Thứ 9 – 10 Tiếng to, chói tai như thường thấy ở âm thanh báo động và chuông. Dải tần này tạo ra những âm thanh rất sắc nét và rõ ràng, thường được sử dụng để thu hút sự chú ý hoặc cảnh báo.
16384 – 32768 hz Thứ 11 Dải tần vượt trên ngưỡng nghe của con người. Âm thanh ở đây thường không nghe thấy được bằng tai thường, nhưng có thể được cảm nhận trong một số trường hợp đặc biệt, như sử dụng thiết bị công nghệ cao hoặc trong các nghiên cứu âm học.

Lưu ý: Quãng tám là khoảng cách giữa hai nốt nhạc có tần số gấp đôi nhau, được phân loại từ quãng tám thứ nhất đến quãng tám thứ mười một.

Trường Thịnh hiện đang có bán loa  ZLX 12p G2 với dải tần số 48 Hz – 20 kHz giúp tái hiện đầy đủ các âm trầm đến cao, mang đến trải nghiệm nghe nhạc chất lượng nhất trong không gian rộng.

3. Các dải tần số âm thanh hz chính hiện nay

Âm thanh được chia thành các dải tần số khác nhau và mỗi dải đều sẽ có đặc điểm và chức năng riêng. Các dải tần số âm thanh hz gồm:

3.1 Bass (âm trầm)

Dải tần số Bass được chia thành ba phần nhỏ:

  • Low bass (âm trầm thấp): từ khoảng 20hz đến 80hz
  • Bass: từ khoảng 80hz đến 320hz
  • Upper bass (âm trầm cao): từ khoảng 320hz đến 500hz

Dải âm này thường bị đánh giá sai lệch nhất. Người nghe ít kinh nghiệm thường nhầm lẫn giữa độ sâu và độ mạnh của âm trầm Tai nghe có âm Bass chất lượng sẽ tái hiện tốt các tần số rất thấp ngay cả khi âm lượng không lớn, không gây ồn ào hay cảm giác âm Bass kéo dài.

3.2 Mid (âm trung)

Đây là dải tần số phổ biến nhất trong tự nhiên như giọng nói của con người, tiếng sóng biển, tiếng kêu của động vật và âm thanh hàng ngày. Tai người nhạy cảm và đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Âm trung tốt sẽ có sự rõ ràng, chi tiết và trong trẻo.

  • Low mid: từ khoảng 500hz đến 1khz
  • Mid: từ khoảng 1khz đến 2khz
  • High mid: từ khoảng 2khz đến 6khz

3.3 Treble (âm cao)

Dải tần số này kéo dài từ khoảng 6khz đến 20khz, mặc dù tai người thường nghe được đến 17khz là tốt rồi. Âm Treble giúp tăng cường chi tiết, làm sáng và sắc nét mọi âm thanh trong bản nhạc. Âm Treble chất lượng sẽ không quá chói lóa hay gắt gỏng, mà sẽ trong trẻo và thanh thoát.

Theo các nghiên cứu từ các hãng âm thanh hàng đầu, dù con người không nghe được các tần số siêu âm (cao hơn 20khz), những âm này vẫn giúp tăng cường cảm xúc khi nghe nhạc. Vì vậy, các tai nghe hoặc loa thường có khả năng phát ra các tần số rất cao, thậm chí hơn cả 40khz.

cac-dai-tan-so-am-thanh

Các dải tần số âm thanh chính hiện nay

Công ty Trường Thịnh cam kết mang đến các giải pháp âm thanh thông báo công cộng chuyên nghiệp, chất lượng với chi phí phù hợp nhất. Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo cho văn phòng, nhà máy, trường học, bệnh viện,… vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp nhất!

4. Ứng dụng của tần số âm thanh hz

Các dải tần số âm thanh hz có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ âm thanh, thiết bị điện tử đến y học và đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, dưới đây cty Trường Thịnh sẽ chỉ tập trung vào ứng dụng tần số lĩnh vực âm thanh nghe nhạc – giải trí.

4.1 Trong thiết kế loa

Các tần số âm thanh hz khác nhau được sử dụng để thiết kế loa nhằm tối ưu hóa chất lượng âm thanh.

  • Loa trầm (Subwoofer): Loa trầm được thiết kế để tái tạo các dải tần số thấp (thường từ 20 hz đến 250 hz), chủ yếu là các âm trầm sâu và mạnh mẽ. Từ đó loa Subwoofer giúp tái tạo âm thanh của các nhạc cụ có âm trầm như trống, bass guitar,… trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Loa trung (Midrange): Loa trung được thiết kế để tái tạo các dải tần số trung bình (thường từ 250 hz đến 4 khz) và đây cũng là dải tần số chứa đựng hầu hết các âm thanh giọng nói và đa số các nhạc cụ hiện nay. Loa Midrange giúp phát rõ giọng hát và các nhạc cụ chính.
  • Loa cao (Tweeter): Loa cao được thiết kế để tái tạo các dải tần số cao (thường từ 4 khz đến 20 khz), nơi chứa đựng các âm thanh sắc nét và chi tiết. Loa Tweeter giúp mang lại sự rõ ràng, sáng và chi tiết cho âm thanh.
ung-dung-cua-tan-so-am-thanh

Các tần số âm thanh khác nhau được sử dụng để thiết kế loa nhằm tối ưu hóa chất lượng âm thanh

Trường Thịnh hiện đang có bán loa Active 2-Way  ZLX-15P-G2 (15 inch). Để hiểu rõ hơn về sản phẩm này, bạn có thể xem qua bài viết về loa ZLX 15p G2.

4.2 Trong việc chọn lựa loa

Việc hiểu rõ các dải tần âm thanh là yếu tố quan trọng khi chọn loa theo tần số, vì nó giúp đảm bảo rằng loa bạn chọn sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng cụ thể của bạn

  • Nghe nhạc: Cần phải chọn loại loa có khả năng tái tạo ở tất cả các dải tần số âm thanh hz để đảm bảo chất lượng bài hát mình nghe tốt nhất.
  • Xem phim: Khi chọn cần phải chú ý đến độ mạnh của phần loa trầm và loa trung để giúp tái hiện các hiệu ứng âm thanh hành động và lời thoại rõ ràng trong phim.
  • Hội họp và thuyết trình: Cần phải chọn loa trung và loa cao để giọng nói và âm thanh được truyền tải chính xác nhất đến từng thành viên tham dự.
ung-dung-loa-cua-tan-so-am-thanh

Chọn loa để phù hợp với nhu cầu của bạn

Nếu bạn có nhu cầu về lắp đặt âm thanh phòng họp, đừng ngần ngại liên hệ với công ty Trường Thịnh để được tư vấn về dịch vụ kỹ thuật trọn gói nhé!

4.3 Trong âm nhạc và giải trí

  • Studio thu âm: Kỹ sư âm thanh sẽ ước lượng các dải tần số để dùng các thiết bị nhằm cân chỉnh và hoàn thiện bản ghi âm, đảm bảo mỗi nhạc cụ và giọng hát khi thu thành đều rõ ràng và khớp nhất.
  • Biểu diễn trực tiếp: Hệ thống âm thanh cần phủ đủ các dải tần số để đáp ứng đa dạng các nhu cầu thể loại âm nhạc và tạo ra trải nghiệm sôi động cho khán giả.
  • Gaming: Game thủ cần các tai nghe có phủ đủ các dải tần số âm thanh hz để có thể nghe rõ các tiếng động có trong trò chơi. Từ tiếng súng, tiếng nổ đến các tiếng nói, nhạc nền và hiệu ứng đặc biệt, các tai nghe chất lượng giúp tái tạo âm thanh một cách chi tiết và chân thực, cung cấp cho người chơi trải nghiệm game sâu sắc và chân thật hơn.
ung-dung-cua-tan-so-am-thanh-trong-giai-tri

Hệ thống âm thanh cần phủ đủ các dải tần số để tăng trải nghiệm sôi động cho khán giả

5. Cách chọn loa theo dải tần số âm thanh hz

Dải tần số âm thanh hz của loa là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng tái tạo âm thanh. Một loa karaoke tốt hay nghe nhạc hay nên có dải tần số rộng và cách chọn loa theo tần số hz  như sau:

  • Loa âm trầm (Bass): Khoảng 20hz đến 320hz. Để có âm bass sâu và mạnh mẽ, bạn nên chọn loa có khả năng tái tạo tốt các tần số này.
  • Loa âm trung (Mid): Khoảng 320hz đến 6khz. Đây là dải tần số quan trọng nhất cho giọng hát và nhạc cụ. Loa cần tái tạo âm mid rõ ràng và chi tiết để đảm bảo giọng hát không bị mất đi.
  • Loa âm cao (Treble): Khoảng 6khz đến 20khz. Để có âm treble sáng và chi tiết, loa cần thể hiện tốt các tần số cao mà không bị chói tai.

Loa Sub ELX200-18S với âm thanh trầm mạnh mẽ và sống động giúp nâng tầm buổi karaoke của bạn, từ không gian gia đình đến những bữa tiệc cùng bạn bè. Liên hệ ngay Trường Thịnh để biết thêm thông  tin chi tiết!

6. Công thức tính tần số âm thanh hz

Có nhiều cách để tính toán giá trị f của tần số âm thanh hz, nhưng phổ biến nhất là áp dụng 3 công thức tính tần số f sau:

6.1 Tính tần số dựa trên bước sóng

Để tính tần số khi biết bước sóng và vận tốc dao động, sử dụng công thức:

tinh-tan-so-dua-tren-buoc-song

Trong đó:

  • v: Vận tốc sóng
  • f: Tần số
  • λ: Bước sóng

6.2 Cách tính tần số sóng trong chân không

Công thức tính tần số sóng trong chân không giống với công thức trong môi trường bình thường. Lý do là vì sự khác biệt về điều kiện môi trường và đặc tính vật lý của âm thanh khi lan truyền. Công thức tính f trong chân không sẽ tính như sau:

cach-tinh-tan-so-song-trong-chan-khong

Trong đó:

  • C: Vận tốc của ánh sáng (khoảng 3×10^8 m/s)
  • f: Tần số
  • λ: Bước sóng

6.3 Tính tần số dựa trên chu kì

Tần số và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch cần thiết để hoàn thành một dao động sóng. Khi biết thời gian hoàn thành dao động, công thức tính tần số f theo chu kỳ là:

tinh-tan-so-dua-tren-chu-ki

Trong đó:

  • f: Tần số
  • T: Thời gian cần thiết để hoàn thành một dao động

Trường Thịnh có hơn 20 năm kinh nghiệm cung cấp, tư vấn, thiết kế và lắp đặt các hệ thống âm thanh ánh sáng cho hội trường trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường cho công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện… Hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp nhất!

7. Hướng dẫn cách do tần số âm thanh hz

Để đo tần số âm thanh, bạn có thể sử dụng các thiết bị như máy đo tần số hoặc ứng dụng trên điện thoại di động. Có 2 cách đo tần số âm thanh hz như sau:

7.1 Cách đo bằng thiết bị

Các thiết bị như âm phân tích (spectrum analyzer) và máy đo tần số (sound frequency meter) có thể được sử dụng để đo tần số âm thanh hz. Và sau đây Trường Thịnh sẽ hướng dẫn cách đo khi sử dụng 1 trong 2 loại máy trên.

Chuẩn bị:

  • Thiết bị đo tần số: Cần một thiết bị có chức năng đo tần số âm thanh, bao gồm microphone và phần mềm đo tần số. Thiết bị này có thể mua từ các cửa hàng kỹ thuật hoặc trên mạng.
  • Đặt vị trí microphone: Đặt microphone ở vị trí cần đo, cách một khoảng cụ thể từ nguồn âm thanh.
  • Kết nối và chuẩn bị phần mềm: Kết nối microphone với máy đo tần số và đảm bảo phần mềm đo tần số đang chạy trên máy tính.

Bắt đầu đo tần số âm thanh:

  • Khởi động đo: Nhấn nút “Start” trên phần mềm đo tần số. Thiết bị sẽ bắt đầu ghi lại tần số âm thanh hz trong khoảng thời gian cụ thể.
  • Phân tích kết quả: Sau khi đo xong, phần mềm sẽ cung cấp biểu đồ tần số. Sử dụng biểu đồ này để phân tích và xác định giá trị tần số của âm thanh.

Lưu ý:

  • Vị trí microphone: Đảm bảo microphone được đặt đúng vị trí để có kết quả chính xác.
  • Độ ồn nền: Kiểm soát độ ồn nền để tránh làm sai lệch kết quả.
  • Điều kiện môi trường: Môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Cường độ âm thanh: Đảm bảo cường độ âm thanh của nguồn ổn định trong suốt quá trình đo.
  • Phần mềm đo tần số: Sử dụng phần mềm phù hợp và đã được hiệu chỉnh đúng cách.

7.2 Cách đo bằng phần mềm

Hiện nay có nhiều phần mềm đo dải tần số âm thanh, nhưng ba phần mềm đo tần số hz dưới đây được đánh giá cao về độ chính xác và dễ sử dụng.

  • Sound Meter: Đây là phần mềm nổi bật trong việc hiển thị tần số âm thanh hz và các tiếng ồn khác nhau. Sound Meter cung cấp các chỉ số Min, Max và AVG, đồng thời cho phép điều chỉnh thời gian đo trên từng thiết bị.
  • Decibel Mét: Phần mềm Decibel Mét sử dụng được cả micro trên điện thoại để đo âm thanh và độ ồn. Nó được đánh giá cao về độ chính xác trong việc đo lường âm thanh.
  • Spectroid: Ứng dụng Spectroid nổi bật với khả năng đo dải tần số âm nhanh chóng và chính xác. Độ phân giải chi tiết của ứng dụng giúp người dùng xác định tần số âm một cách chuẩn xác.
phan-mem-do-tan-so-hz

Các phần mềm đo tần số hz hiện nay

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị lắp đặt hệ thống âm thanh hội nghị trực tuyến uy tín, chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo Trường Thịnh, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực âm thanh ánh sáng tại Việt Nam.

8. Các loại tần số âm thanh hz có lợi cho sức khỏe tinh thần

Dưới đây là 5 tần số sóng não có ích cho sức khỏe và trạng thái tâm lý tốt cho bạn.

  • Sóng Alpha (8hz – 12hz): Sóng Alpha là một loại sóng não có tần số từ 8 đến 12 hz, thường xuất hiện khi chúng ta thư giãn và tỉnh táo nhưng không bị kích thích. Những sóng này giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, và tăng cường khả năng tập trung. Ngoài ra, sóng Alpha còn có thể thúc đẩy sự sáng tạo và cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ. Khi não bộ hoạt động ở trạng thái Alpha, con người dễ dàng đạt được trạng thái thăng hoa tinh thần và sự cân bằng nội tâm.
  • Sóng Beta (12hz – 40hz): Sóng Beta là loại sóng não nhanh, hoạt động ở tần số 12-30 hz. Chúng giúp não bộ tăng cường sự tập trung, tỉnh táo và khả năng giải quyết vấn đề. Sóng Beta cũng liên quan đến tư duy logic, khả năng xử lý thông tin nhanh chóng và hỗ trợ trong các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo cao, như học tập và làm việc. Tuy nhiên, mức độ sóng Beta quá cao có thể gây ra căng thẳng và lo âu.
  • Sóng Theta (4hz – 8hz): Sóng Theta hoạt động ở tần số 4-8 hz và liên quan đến trạng thái thư giãn sâu, thiền định và giấc ngủ nhẹ. Chúng giúp não bộ sáng tạo, tưởng tượng và ghi nhớ tốt hơn. Sóng Theta cũng được cho là giúp quản lý cảm xúc và giảm căng thẳng, mang lại cảm giác bình yên và cân bằng. Những người thực hành thiền định thường có mức sóng Theta cao hơn, hỗ trợ quá trình thư giãn và tái tạo năng lượng.
  • Sóng Delta (0hz – 4hz): Sóng Delta hoạt động ở tần số 0.5-4 hz và liên quan đến trạng thái giấc ngủ sâu và hồi phục cơ thể. Chúng giúp não bộ thực hiện quá trình phục hồi và tái tạo, hỗ trợ việc loại bỏ chất thải và độc tố tích tụ trong ngày. Sóng Delta cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hormone tăng trưởng, giúp cơ thể phục hồi và phát triển. Những người có giấc ngủ sâu và ổn định thường có mức sóng Delta cao hơn, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và sự tỉnh táo khi thức dậy.
  • Sóng Gamma (40hz – 100hz): Sóng Gamma hoạt động ở tần số 30-100 hz, có liên quan đến các hoạt động nhận thức cao cấp như tư duy, giải quyết vấn đề và ý thức. Chúng giúp tăng cường khả năng xử lý ghi nhớ, học tập và xử lý thông tin. Sóng Gamma cũng liên quan đến sự đồng bộ hóa hoạt động não bộ, giúp kết nối các khu vực khác nhau của não để tạo ra một bức tranh toàn diện hơn. Sự hiện diện mạnh mẽ của sóng Gamma thường liên quan đến trạng thái tinh thần tập trung cao độ, sự sáng tạo và cảm giác hạnh phúc.
giao-dien-truc-quan

Các loại sóng não tốt cho sức khỏe và trạng thái tâm lý

Hiểu rõ về khái niệm tần số âm thanh hz là gì và cách đo lường chúng giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm âm thanh từ thiết bị như loa, amply và mixer. Ngoài ra, nắm vững các kiến thức về tần số sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa và sử dụng thiết bị âm thanh hiệu quả, nâng cao chất lượng nghe nhạc, xem phim. 

9. Giới thiệu về công ty Trường Thịnh

Trường Thịnh với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp, tư vấn, thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống âm thanh, tự hào mang đến cho quý khách hàng những giải pháp âm thanh ánh sáng toàn diện và chuyên nghiệp nhất.

Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ các chuyên gia trong và ngoài nước, công ty Trường Thịnh luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng, từ những dự án lớn nhỏ đến những yêu cầu cá nhân. Mọi giải pháp âm thanh mà Trường Thịnh đưa ra đều đảm bảo dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp, chất lượng và chi phí phù hợp nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG THỊNH

  • Website : https://truongthinhcompany.vn/
  • Hotline: 0901 30 20 30 – 090 85 85 377
  • Trụ sở chính: 580 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP. HCM
  • Văn phòng đại diện: Số 226 Vạn Phúc, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Bài viết liên quan:

Equalizer là gì? CHỨC NĂNG của Equalizer phổ biến hiện nay

GIẢI MÃ ý nghĩa các nút trên loa kéo đầy đủ và chi tiết nhất

Công Suất Loa Là Gì? Công Suất Loa Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Âm Thanh Loa?

5 Bước cơ bản chọn mua loa nghe nhạc cực đỉnh

Đánh giá CHI TIẾT loa Electro-Voice ZLX G2 chính hãng

Trường Thịnh Company
1 Tháng tám, 2024